Chúa đâu bắt chúng ta phải ép mình, nhưng Chúa muốn chúng ta phải ép xác



Đến giờ phút này khi chị ta sống chị có thể làm được gì?, rồi các con có thể trải lòng ra nuôi người mẹ bệnh hoạn này một thời gian dài? Rồi chúng sẽ như thế nào?

Thời gian chị ta đã bỏ gia đình đi làm lụng gởi tiền về cho các con, nếu như những người con có lòng hiếu thảo sẽ không để cho người mẹ lớn tuổi phải đi làm thuê làm mướn như vậy. Cuộc sống của chị Mạnh, chỉ là người tự lập, chỉ là người mẹ chị ấy biết hy sinh và lo lắng cho các con, để đổi lại các con có thể nào mà lo lắng cho người mẹ già bệnh tật mà cái thời gian sống sẽ không làm được gì?, sẽ là gánh nặng cho các con và đau khổ cái thể xác của mình.

Có những việc mình không biết mình cứ níu kéo cái cuộc sống đau khổ ở thế gian này. Cứ xin Chúa cho con phải đau khổ hoài sao? Tại sao Chúa muốn rước mình về để mình ở cạnh nơi Ngài, nhưng mà trong thời gian Chúa rước, Chúa muốn mình phải nhìn lại căn bệnh đau đớn của mình để mình suy nghĩ những việc làm của mình để mình ăn năn sám hối, Chúa muốn cho mình được lửa luyện tội thế gian này khi mình đã làm xong cái lửa đó thì Chúa rước mình về trong ơn lành.

Mà dứt khoát con người chỉ có hai con đường để đi, con đường cuối cùng là hoả ngục. Ai cũng phải qua lửa thanh luyện mà trong cái thanh luyện đó sẽ như thế nào. Nên những cái lời xin của Chúa mình tất cả những gì mình cũng xin theo ý mình. Nhiều khi mình không nghĩ là con xin Chúa như vậy là con sai hay là con phạm. Nhưng mà Chúa chấp tội mình thì ôi con người biết bao nhiêu là cái tội làm chủ với Chúa - xin Chúa mà còn làm chủ Chúa nữa. Nhưng mà Chúa biết con người không hiểu nên Chúa không chấp. Nếu mà Chúa chịu chấp tội thì con người không thể lọt một cái gì với Thiên Chúa đâu.

Nên nghĩ đến cái chết chỉ có hai con đường, vì chúng ta không làm tội ác quá thì hoả ngục chúng ta sẽ tránh được rồi con lửa luyện tội thì bắt buộc phải qua thôi. Chúng ta biết rằng nếu qua lửa thì trước tiên là lửa thế gian - là những cái đau khổ, những cái chặng đường đi cũng phải vấp ngã, đứng lên trong ơn Chúa. Mỗi lần vấp ngã nếu chúng ta mạnh dạng đứng lên trong ơn Chúa thì chúng ta sẽ thấy được rất là ý nghĩa của một sự vấp ngã ấy. Vì chúng ta vấp chúng ta đau, nếu mà chúng ta đau chúng ta có ơn Chúa thì chúng ta nhìn lại những việc này, những cái đau này thì con xin nhớ, con sẽ cẩn thận hơn. Bước chân con đi con sẽ cẩn thận hơn, cẩn thận hơn là gì? Là mình tránh những sự dữ, tránh những gì mà satan cám dỗ mình bằng cái vật chất đời thường - tiền tài, danh vọng, đam mê thể xác, lòng đố kỵ ganh ghét.

Có những cái mà mình cảm thấy đó là người đời tôi có quyền vì tôi đâu có ăn cắp, bóc lột của ai đâu. Tôi làm việc chân chính bằng sức lao động của tôi thì tôi nghĩ tôi chết là tôi được về với Chúa. Nhưng mà khi sống xung quanh chúng ta những cái bẫy là ganh tị. Rồi mình làm đúng người ta đặt cho mình sai thì mình không chấp nhận bằng lòng, thì mình sẽ có những cái đố kỵ với những người ghét mình trước. Đó là một cái bẫy, cái bẫy rất là dễ thương, cái bẫy mà tất cả con người đều cho mình là đúng hết.

Nên sống chúng ta gặp rất nhiều cạm bẫy mà những cái cạm bẫy mà chúng ta không nghĩ đó là cạm bẫy. Đó là cái luật tự nhiên của con người với con người. Của tôi mà anh giành của tôi anh chiếm của tôi. Người khôn ngoan sẽ lấy những của cải mất mát của mình trong sự công chính. Chúa sẽ rất công bằng, nhưng chúng ta sẽ không bao giờ thấy được sự công bằng của Chúa tại vì chúng ta cứ nhìn theo cái ánh mắt đời thường của chúng ta như cái thời xưa "răng đền răng, mắt đền mắt" như thời Moses. Chúa nói ta đến không phải để bãi bỏ cái lề luật của Moses nhưng mà kiện toàn cái lề luật.

Nên chúng ta không có hiểu. Ai móc mắt của mình thì mình sẽ móc mắt lại bên kia - một đền một. Nhưng mà đến Chúa Jesus thì sao Chúa lại không dạy như vậy? Vì Chúa còn cho chúng ta một cơ hội đó là Nước Trời tại vì Chúa Jesus xuống thế gian làm người, Chúa Jesus đi rao giảng Nước Trời và kêu gọi sám hối. Vì Đức Chúa Trời tạo dựng nên loài người thấy con người quá tàn ác, đi nghịch lại những gì của Ngài, muốn tiêu huỷ tất cả những gì mà Ngài tạo dựng. Nhưng sau đợt Đại Hồng Thuỷ, thì con người mình phải nhìn lại. Có ai tin vào những gì sẽ xảy ra trong cơn Đại Hồng Thuỷ? Nên Chúa Jesus xuống thế gian rao giảng Nước Trời và kêu gọi sám hối.

Chúng ta vẫn sống, Chúa vẫn cho chúng ta cơ hội chúng ta làm những việc của chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng lời Chúa Jesus nói Chúa đến thế gian để rao giảng và kêu gọi sám hối thì chúng ta cứ nghĩ chúng ta cứ sám hối, nhìn lại việc làm của chúng ta rồi chúng ta sửa mình. Điều đó cũng là tốt thôi, nếu một ngày Chúa gọi chúng ta về hay là có một trận Đại Hồng Thuỷ nào thêm một lần nữa thì nước có cuốn trôi chúng ta đi thì chúng ta cũng gặp Chúa thì chúng ta cũng đối chứng trước mặt Chúa bằng sự "con đã sám hối rồi". Những cái sám hối đó đâu có thiệt thòi cho chúng ta mà có lợi cho chúng ta khi chúng ta từ bỏ thế gian này.

Chúng ta hãy làm những điều đơn giản mà Chúa dạy. Chúa cũng cho chúng ta một cái cuộc sống trần thế vậy. Chúa đâu có bắt chúng ta ép mình con không được ăn những thứ ngon, không được hưởng thụ những gì mà Đức Chúa Trời tạo ra cho loài người. Chúa đâu bắt chúng ta phải ép mình, nhưng Chúa muốn chúng ta phải ép xác. Là gì? Là những sự dục vọng của con người. Chúa muốn chúng ta ép xác để chúng ta không chọn cho mình một cái sự sung sướng bằng cái nỗi khổ của người khác. Vì mình suy nghĩ những cái chuyện ác để mình làm để mình lấy của người để mình hưởng thụ cho bản thân của mình.

Chúa vẫn cho chúng ta được hưởng thụ. Vườn địa đàng Chúa cũng đâu có cấm ông bà chúng ta phải sống ép mình đâu, Chúa vẫn cho. Nhưng có những thứ Chúa cấm.

Chúa muốn chúng ta ép xác là ép cái dục vọng của chúng ta. Để chúng ta sống thánh thiện bằng cái thể xác Chúa tạo ra cho chúng ta. Nên mình hãy sống một cái cách sống trong ơn Chúa. Mình cứ nghĩ là hiện nay tôi sống thánh thiện trong ơn Chúa, rồi tôi sám hối những việc tôi đã làm mất lòng Chúa. Không có gì thiệt thòi cho chúng ta.

Ăn năn sám hối đến một ngày nào đó biết đâu có một cơn Đại Hồng Thuỷ thứ hai hay là có những biến cố trong cuộc đời xảy đến. Những dấu chỉ mà Thiên Chúa cho chúng ta bằng những bi kịch và tai nạn vừa xảy qua, chúng ta đã chứng kiến. Thì biết đâu những cái bi kịch đó sẽ xảy đến thì chúng ta không sợ vì chúng ta đã nhìn lại những việc làm của chúng ta, chúng ta không còn sống như thời trước nữa vì những biến cố xảy đến ngay cái thời đại của chúng ta vì chúng ta đã nhìn lại.

Biết đâu một ngày đúng như lời Kinh Thánh nói Chúa sẽ đến thế gian để phán xét loài người chăng? Nhưng mà lúc Chúa đến thế gian phán xét thì mình đã có hành trang rồi. Mình đã nghe được tiếng Chúa và mình đã ăn năn sám hối. Nếu Chúa có đến thì chúng ta vui mừng vì chúng ta đã ăn năn sám hối, chúng ta được Chúa nắm tay chúng ta không có gì phải lo lắng. Còn chúng ta không biết ăn năn sám hối thì Chúa đến thì chúng ta phải lo lắng, không biết Chúa đến sẽ xử phạt chúng ta như thế nào?.

Nên hai từ "sám hối" mình cứ nghĩ đến, không có gì thiệt hại cho mình về phần hồn phần xác của mình, không có gì thiệt hại. Ai sống như thế nào thì tôi không biết nhưng bản thân tôi, tôi sống và tôi nghe theo tiếng của Chúa trong lương tâm, trong cái suy nghĩ của tôi.

Lời Chúa chúng ta ghi vào lòng, đâu có mất mát, đâu có tốn kém gì cho chúng ta đâu?. Đó cũng là một viên thuốc bổ để cho chúng ta uống vào để cho não của chúng ta sáng suốt hơn. Đó không phải là độc dược. Lời Chúa không phải là Độc Dược mà là thuốc bổ. Thuốc bổ là như thế nào? Là nuôi cơ thể chúng ta tốt hơn, đầu óc chúng ta minh mẫn sáng suốt hơn. Nên chúng ta hãy coi lời Chúa như là một viên thuốc bổ và sự ăn năn sám hối nó sẽ làm bồi bổ cơ thể của chúng ta. Không có gì mất mát thiệt hại.

Nên Chúa Jesus kêu chúng ta hãy đi rao giảng Nước Trời và kêu gọi sám hối và năn năn để đón nhận tin mừng. Không mất mát đi đâu cả. Mình cứ xem lời Chúa là viên thuốc bổ.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vật chất là hào quang đẹp đẽ của ma quỷ

Đức Tin không phân biệt tuổi tác

Khi Con Người trở lại thì trên mặt đất này không biết còn bao nhiêu niềm tin nữa ?

Con đã chết một lần và con đã được sống lại thì Chúa cho con sự sống lại để con làm gì?

Ba vẫn thương con, ba vẫn ở bên cạnh con.